Crear actividad
Jugar Test
1. 
Những thông tin nào cần thu thập để xây dựng chiến lược đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
A.
Nhóm thông tin về pháp luật
B.
Nhóm thông tin về năng lực của người đàm phán
C.
Nhóm thông tin về hàng hóa, thị trường, giá cả
2. 
Những thông tin về luật pháp là cơ sở để xây dựng các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là:
A.
Luật pháp của nước người bán (nhà xuất khẩu)
B.
Luật pháp của nước người mua (nhà nhập khẩu)
C.
Luật pháp của nước thứ ba do hai bên thỏa thuận
D.
Luật và tập quá của các tổ chức quốc tế như: Incoterms (ICC); URC522 (ICC); UCP600; ISBP; Công ước Vienna 1980; Công ước Hamburg, Công ước Brussels, luật bảo hiểm ICC...
3. 
Năng lực của người đàm phán được xem xét ở các khía cạnh sau đây:
A.
Khả năng nắm vững tính năng của hàng hóa
B.
Năng lực về nghiệp vụ xuất nhập khẩu
C.
Khá năng sử dụng ngôn ngữ đàm phán
D.
Khả năng vận dụng các kỹ thuật đàm phán nhằm phá vỡ các tình huống căng thẳng
E.
Khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau
4. 
Năng lực của người đàm phán về nghiệp vụ xuất nhập khẩu được đánh giá qua các tiêu chí sau:
A.
Hiểu tiếng Anh chuyên ngành ngoại thương
B.
Nắm rõ trách nhiệm các bên trong việc vận chuyển hàng hóa theo Incoterms của Phòng thương mại Quốc tế (ICC)
C.
Am hiểu các nghiệp vụ thuê tàu chuyến, chợ, và định hạn, từ đó biết cách thuê phương tiện vận chuyển phù hợp để vận chuyển hàng hóa với chi phí hợp lý
D.
Biết cách mua bảo hiểm cho hàng hóa trong vận chuyển, xếp dỡ
E.
Am hiểu các phương thức thanh toán (PTTT), biết chọn lựa PTTT phù hợp có lọi cho mình.
F.
Khả năng phân tích năng lực của nhóm đàm phán đối tác
5. 
Những thông tin về hàng hóa hai bên cần thu thập làm cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu và nội dung đàm phán hợp đồng ngoại thương là:
A.
Tên thường gọi của hàng hóa trong sản xuất, trong mua bán quốc tế, và trong tập quán quốc tế.
B.
Những quy định về quản lý xuất nhập khẩu trong nước.
C.
Đặc điểm chính và những tính năng, đặc điểm về chất của hàng hóa
D.
Những yêu cầu của thị trường về hàng hóa được mua bán
E.
Tình hình sản xuất hàng hóa trong và ngoài nước.
F.
Thông tin về tình hình kinh tế thế giới
6. 
Để chuẩn bị cho quá trình đàm phán, nhà xuất khẩu cần thu thập những thông tin sau đây về thị trường và giá cả:
A.
Quy mô thị trường nước ngoài, tập quán thị hiếu người tiêu dùng.
B.
Kênh phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngoài.
C.
Tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường nước ngoài.
D.
Tình hình thu mua hàng hóa trong nước để xuất khẩu
E.
Thông tin về đối thủ cạnh tranh ở các nước khác trong cùng ngành hàng xuất khẩu
F.
Xu hướng và nguyên nhân biến động giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
7. 
Nhà Nhập khẩu cần thu thập những thông tin về thị trường và giá cả nào sau đây để xây dựng chiến lược đàm phán?
A.
Tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường trong nước.
B.
Gía cả của hàng hóa tại thị trường trong nước.
C.
Sở thích, thị hiếu người tiêu dùng trong nước.
D.
Loại phương tiện vận chuyển phù hợp để chở hàng hóa
E.
Thời gian vận chuyển hàng về đến cơ sở người mua.
F.
Thông tin về tình hình cung cấp hàng hóa của đối thủ cạnh tranh với nhà xuất khẩu.
8. 
Những thông tin cần thu thập về đối tác là cơ sở để xây dựng các phương án lựa chọn thực hiện mục tiêu đàm phán là:
A.
Khả năng tài chính của đối tác.
B.
Ngành nghề kinh doanh chính của đối tác, là công ty sản xuất hay là công ty mua bán trung gian.
C.
Đối thủ cạnh tranh của đối tác trong và ngoài nước.
D.
Mục tiêu đàm phán của đối tác
E.
Số thành viên tham gia đoàn đàm phán, người ra quyết định đàm phán.
F.
Mức độ uy tín của đối tác trong ngành kinh doanh, trong hoạt động xuất nhập khẩu.
9. 
Những thông tin về đối tác đàm phán có thể được thu thập qua các kênh thông tin nào sau đây:
A.
Ngân hàng thương mại nơi đối tác đã và đang mở tài khoản, hoặc đã và đang giao dịch.
B.
Phòng thương vụ của tòa đại sứ hay Tổng lãnh sự các nước.
C.
Niên giám thương mại thảm khảo tại phòng thương mại.
D.
Các tổ chức khuếch trương mậu dịch như: KOTRA, CETRA, JETRO...
E.
Thông qua các công ty lớn đã từng giao dịch với đối tác.
F.
Thông tin qua đối thủ cạnh tranh của đối tác.
10. 
Với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, Những thông tin nào sau đây các bên cần thu thập và phân tích liên quan đến việc thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa, là cơ sở cho việc lựa chọn điều kiện Incoterms và xây dựng phương án giành lấy quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa:
A.
Uy tín của hãng tàu, văn phòng đại điện có ở nước người mua hay không.
B.
Quốc tịch tàu, tuổi tàu, lịch trình vận chuyển.
C.
Tải trọng, dung tích, loại tàu chuyên dùng.
D.
Ngày dự kiến tàu đi (ETD), ngày dự kiến tàu đến (ETA)
E.
Thông tin về hãng tàu có mua bảo hiểm cho hàng hóa hay không.
F.
Tiền cước vận chuyển
11. 
Những thông tin về điều kiện vận tải có thể được thu thập qua các kênh nào sau đây:
A.
Thuyền trưởng, thuyền phó, thủy thủ trên tàu.
B.
Phòng thương mại.
C.
Hãng tàu, đại lý hãng tàu.
D.
Hãng tàu đối thủ
12. 
Thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa được thu thập qua các nguồn sau:
A.
Tạp chí thương mại, tạp chí chuyên ngành.
B.
Bảng thống kê số liệu, thông báo của các công ty dịch vụ thông tin.
C.
Quan sát
D.
Phỏng vấn
E.
Phát phiếu điều tra.
F.
Hãng vận chuyển, đại lý hãng vận chuyển
13. 
Để tính hiệu quả kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhà Xuất khẩu cần xem xét tiêu chí nào sau đây:
A.
Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu (Rxk = Tổng phí hàng XK (đồng nội tệ)/Tổng Doanh thu hàng XK(Ngoại tệ))
B.
Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu (Rnk = Tổng DT bán hàng NK(đồng nội tệ)/Tổng phí kinh doanh hàng NK(Ngoại tệ))
C.
Tỷ giá hối đoái dự kiến vào lúc thanh toán tiền hàng (R)
14. 
Để tính hiệu quả kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, nhà Nhập khẩu cần xem xét tiêu chí nào sau đây:
A.
Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu (Rxk = Tổng phí hàng XK (đồng nội tệ)/Tổng Doanh thu hàng XK(Ngoại tệ))
B.
Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu (Rnk = Tổng DT bán hàng NK(đồng nội tệ)/Tổng phí kinh doanh hàng NK(Ngoại tệ))
C.
Tỷ giá hối đoái dự kiến vào lúc thanh toán tiền hàng (R)