Crear actividad
Jugar Relacionar Columnas

CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

NGHÈO ĐÓI

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG- MÔI TRƯỜNG

Trong vòng 100 năm qua, khoảng cách giàu nghèo ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không phải do toàn cầu hóa mà do sự quan liêu trong quản lý, tham nhũng, chính sách kinh tế sai lầm, chiến tranh...Liên hiệp quốc cho biết, đã có hơn 1 tỷ người đói trên thế giới năm 2009 và con số này đang có xu hướng tăng lên. WTO cho rằng, việc các nước giàu từ bỏ tài trợ cho nhà sản xuất nông nghiệp nội địa và tháo dỡ hàng rào nhập khẩu hàng hóa từ các nước nghèo thì thặng dư kinh tế thế giới sẽ tăng 128 tỷ USD, giảm 13% người đói nghèo giai đoạn 2015-2020.

Sự dịch chuyển các công xưởng sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển dẫn đến sự sụt giảm lương công nhân tại các quốc gia giàu. Trong lĩnh vực dịch vụ, hiện tượng "outsource" bị cho là "xuất khẩu việc làm" đã và đang làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập công nhân tại các nước giàu.

Toàn cầu hóa làm cho quyền lực kinh tế của các nước hướng về các tổ chức đa quốc gia như WTO, EU, UN...Chẳng hạn như, chương trình kinh tế khắc khổ được thực hiện tại các nước phát triển sau khủng hoảng kinh tế 2008-2009 như cắt giảm chi tiêu kinh tế, giáo dục, chương trình xã hội khác đe dọa đẩy lùi tiến bộ xã hội, ngăn chặn tạo việc làm mới, giảm tác dụng của nổ lực xóa nghèo. Do đó, Chính phủ các nước cần xem xét tác động xã hội khi hoạch định các chính sách kinh tế quốc gia sau khủng hoảng.

Những quy định nghiêm ngặt về chính sách lao động và môi trường tại các nước phát triển làm tăng chi phí kinh doanh gây bất lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Do đó, các công ty tại các nước giàu có xu hướng di chuyển kinh doanh sang các nước không có luật lệ hoặc không thực thi luật lệ này. Tuy nhiên, theo quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, lực lượng lao động được đối xử tốt sẽ cho năng suất lao động cao hơn và hiệu quả hơn so với việc chỉ sử dụng lao dộng với chi phí thấp, và như vậy thì kinh tế quốc gia sẽ phát triển hơn.